Hiển thị các bài đăng có nhãn Kỹ năng. Hiển thị tất cả bài đăng

05 tháng 12, 2012

Ngụ ngôn của cây bút chì

Một người thợ làm bút chì để nó qua 1 bên trước khi đặt vào hộp. "Có 5 điều ngươi cần nhớ trước khi ta đem ngươi ra thế giới bên ngoài". Ông ta nói với cây bút chì. "Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để được trở thành 1 cây bút chì tốt nhất mà ngươi có thể"


1. Ngươi có thể làm được nhiều công việc vĩ đại chỉ khi cho phép mình được 1 người nào đó cầm trong tay

2. Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần nầy đến lần khác, nhưng đó là điều cần thiết để trở nên 1 cây bút chì tốt hơn

3. Ngươi có thể sửa chữa được bất kỳ lỗi sai nào nếu đã lỡ phạm phải

4. Phần quan trọng nhất của Ngươi sẽ luôn là những gì bên trong Ngươi

5. Trên mỗi bề mặt mà Ngươi được dùng đến Ngươi phải để lại dấu ấn. Trong bất kỳ điều kiện làm việc gì, Ngươi cũng phải tiếp tục viết

Cây bút chì hiểu và hứa sẽ ghi nhớ, và nó đi vào trong hộp với mục đích nằm trong tim mình.

Bây giờ bạn hãy thay thế vào chỗ của cây bút chì. Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để trở thành 1 người tốt nhất mà bạn có thể.
Không có nhận xét nào
Tags:

08 tháng 5, 2012

6 kỹ năng “mềm” cần thiết

Ảnh minh họa (Sưu tầm từ Internet)

Đã bao giờ bạn đọc thấy thông tin tuyển dụng như thế này chưa: “Cần tuyển nhân viên quản lý việc chi trả lương cho nhân viên, có bằng cử nhân kế toán, 5 năm kinh nghiệm và có khiếu hài hước”?

Bạn ngạc nhiên vì tiêu chuẩn cuối cùng? Đúng là trong thời đại ngày nay, các ông chủ luôn có những đòi hỏi tưởng như vô lý nhưng thực sự họ luôn mong muốn sẽ tìm được những ứng viên có thể cộng tác với tâm lý thoải mái (hiển nhiên là những người đó đã phải có kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu của họ rồi). Đó chính là những kỹ năng “mềm”, những kỹ năng không nhìn thấy như khả năng lãnh đạo, khiếu hài hước và khả năng tạo quan hệ tốt với những người khác chính là những lợi thế cạnh tranh của các ứng viên thời nay.

Khi việc lựa chọn đi vào hai ứng viên có trình độ và khả năng làm việc ngang nhau thì người nào có tinh thần làm việc nhóm tốt hơn hoặc có khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau hơn cũng sẽ dễ lọt vào “mắt xanh” của sếp hơn.

Đâu là những kỹ năng “mềm” bạn cần?

“Ngày nay, các chủ doanh nghiệp luôn muốn thấy khả năng của các ứng viên thể hiện nơi công sở không chỉ trong lĩnh vực công việc” - Đó là chia sẻ của ông Stefanie Cross-Wilson, đồng chủ tịch đơn vị quản lý năng lực và tuyển dụng ở công ty Hudson. “Những kỹ năng và năng lực làm việc thực sự giúp bạn có cơ hội bước vào cửa công ty nhưng chính những kỹ năng mềm mới thường là cái quyết định bạn có được ở lại hay không”.


Và dưới đây là 6 kiểu kỹ năng mềm sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh đáng kể:

1. Khả năng lãnh đạo/Khả năng xây dựng nhóm
Những kỹ năng lãnh đạo không chỉ là tối cần thiết với những vị trí quản lý mà còn rất thiết yếu với những ứng viên muốn vươn tới vị trí mà ở đó họ có quyền đưa ra những định hướng làm việc cho người khác.


2. Tinh thần làm việc nhóm
Sếp nào cũng thích những nhân viên có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Ngay cả khi công việc bạn làm không thực sự có liên quan tới một nhóm nào cả thì sếp vẫn muốn nhìn thấy bạn có những quan hệ hợp tác tích cực với những người khác.


3. Chủ động và làm việc có mục đích
Điều này không có nghĩa cần phải thúc giục những người khác. Mặc dù các nhà lãnh đạo không hề muốn nới lỏng các quy định trong công ty cũng như có những nhân viên tự do làm theo ý mình, nhưng họ cũng đánh giá cao nhưng người không phải lúc nào cũng cần được bảo cho biết phải làm gì và luôn biết cách tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ để hoàn thành.


4. Nhà đàm phán tuyệt vời
Bất kể công việc thực sự của bạn là gì thì khả năng viết một văn bản hay email có tính lôgích, khả năng hướng dẫn trực tiếp rõ ràng và khả năng giúp cho các cuộc họp diễn ra suôn sẻ hoặc chí ít là không nhàm tẻ vẫn luôn rất cần thiết.


5. Linh hoạt/Khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc
Đôi khi các nhà lãnh đạo gọi đây là khả năng “đội nhiều chiếc mũ cùng một lúc”. Hầu hết các nhân viên đều phải làm khá nhiều công việc khác nhau ngay cả trong những thời gian bình ổn nhất. Tuy nhiên với thị trường lao động đầy rẫy những chuyện giảm biên chế như hiện nay thì các nhà quản lý càng muốn có hơn trong tay những ứng viên có khả năng đảm nhiệm các công việc chưa hề dự tính trước đó.


6. Khiếu hài hước
Nói chung, trừ khi bạn muốn nộp đơn thi vào đoàn kịch tấu hài nào đó, còn không, bạn cũng không nhất thiết phải làm tất cả mọi người phá lên cười nắc nẻ. Đó là ý kiến của ông John McKee, chủ tịch kiêm nhà sáng lập website BusinessSuccessCoach.net và là tấc giả cuốn Trí tuệ nghề nghiệp. Ông nói: “Dù tôi chưa nghe thấy chuyện có nhà tuyển dụng nào đó đăng tuyển các ứng viên có khả năng kể hấp dẫn một câu chuyện vui, nhưng tôi tin rằng người ta sẽ đánh giá cao các ứng viên vui vẻ và có khả năng làm nhẹ nhàng một tình huống căng thẳng.”


Tích hợp tất cả các kỹ năng trong công việc
Bên cạnh 6 kỹ năng kể trên thì còn có những kỹ năng mềm khá quen thuộc khác là kỹ năng quản lý thời gian (bạn phải hoàn thành công việc được giao theo đúng thời hạn), “niềm say mê với công việc” (bạn không nên có những bữa ăn trưa kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ) và “khả năng giải quyết vấn đề”.

Cứ cho là bạn có thể liệt kê được một vài trong số những kỹ năng mềm kể trên nhưng điều quan trọng nhất vẫn là khi phỏng vấn, bạn phải làm sao cho những kỹ năng đó được toả sáng. Bà Lindsay Olson, cộng tác viên đồng thời là nhà tuyển dụng của công ty Paradigm Staffing cho biết: “Mặc dù trong lúc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng đều cố gắng khai thác sâu vào những kỹ năng làm việc, nhưng bên cạnh đó, họ vẫn để mắt tới các kỹ năng mềm của ứng viên, còn kỹ năng mềm đó là gì thì còn tuỳ thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển.”

Bạn vẫn chưa có được tất cả những kỹ năng mềm kể trên? Đừng lo lắng. Ngay cả trong thế giới việc làm hiện nay thì cũng không nhất thiết bạn phải là một siêu nhân thì mới tìm được một vị trí tốt. Ông Cross-Wilson cho rằng: “Nhà tuyển dụng không hy vọng bạn có khả năng tuyệt vời trong mọi lĩnh vực. Khi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể trung thực bày tỏ về điểm yếu nào đó của mình. Nếu bạn thoải mái và tự tin, họ sẽ thấy ở bạn một sự trung thực.”

Nghĩ trước những câu chuyện nhỏ
Ông Olson cho rằng các ứng viên nên tìm ra trước những câu chuyện nhỏ xung quanh chuyện các kỹ năng mềm mà họ nghĩ rằng có giá trị để trao đổi cùng nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Ông nói: “Bạn nên chuẩn bị những ví dụ rõ ràng về việc bạn đã giải quyết những công việc hay các vấn đề cụ thể ra sao và những chuyện đó cũng sẽ giúp người khác hiểu được rằng, bạn có các kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề trong công việc.”

Còn nếu bạn nghĩ mình vẫn chưa có chút kỹ năng mềm cần thiết nào để tìm việc ư? Bạn không nhất thiết phải tham gia một lớp học để tăng khiếu hài hước của mình nhưng bạn có thể hỏi ai đó đáng tin cậy hoặc một người bạn của mình. Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích luỹ hay nâng cao trong thời gian làm việc. Bạn có thể tình nguyện tham gia vào nhiều công việc khác nhau hơn hoặc nhân cơ hội nào đó để tham gia vào một nhóm làm việc, cứ như thế là bạn đã có các câu chuyện chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn tiếp theo rồi đó. 
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào
Tags:

03 tháng 5, 2012

5 cách “giành lấy” công việc mơ ước

“Bất kể kinh nghiệm làm việc của bạn nhiều hay ít, ngành nghề bạn nhắm đến là gì hay tình hình kinh tế ra sao, bạn vẫn có thể tìm được một công việc như ý nếu bạn chăm chỉ và biết cách làm việc thông minh!”
1. Kiểm soát sự nghiệp của bạn
Ngày nay, trung bình một người đi làm sẽ trải qua 11 công việc toàn thời gian với khoảng 5 nghề khác nhau trong suốt cuộc đời. Để vượt qua được những khó khăn khi thay đổi nghề nghiệp, bạn phải luôn thật chủ động, không nên bị động ứng phó trước mỗi với hoàn cảnh.

Hãy bắt đầu bằng thái độ tự làm chủ chính mình. Xem bản thân như chủ tịch của công ty một nhân viên – đó là bạn. Bạn đang có một sản phẩm để bán trong thị trường đầy cạnh tranh này: dịch vụ cá nhân của bạn. Bạn hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và phát triển dịch vụ này. Dù ai trả tiền lương cho bạn đi nữa, bạn vẫn luôn quản lý về bảng lương của bản thân. Thái độ này là điểm khởi đầu để bạn có được công việc mong muốn.

2. Nghiêm túc đánh giá bản thân
Trước khi bắt tay vào tìm việc, bạn nên đánh giá bản thân. Lập một danh sách những việc bạn có thể làm và kiếm được thu nhập từ công việc đó. Với những công việc cũ, bạn làm gì tốt nhất? Bạn thích hoạt động nào nhất trong công việc và cuộc sống của mình? Thực tế, việc bạn làm tốt nhất sẽ chính là công việc khiến bạn hạnh phúc nhất. Để giúp bản thân đi đúng hướng, hãy mô tả công việc lý tưởng của bạn. Bạn càng mô tả rõ về công việc muốn làm và mức thu nhập muốn có thì cơ hội tìm được việc của bạn càng lớn.

3. Hiểu thị trường lao động
Lực lượng lao động luôn chịu sự chi phối của quy luật cung cầu. Cách duy nhất để bảo đảm bạn tìm được một công việc như ý là làm những việc xuất phát từ nhu cầu của thị trường và vai trò của bạn khó ai có thể thay thế được. Chỉ cần một thay đổi về công nghệ, sở thích tiêu dùng hoặc nền kinh tế… có thể biến một tài năng hay một chuyên ngành nổi bật trở nên lỗi thời gần như trong chớp mắt. Bạn phải liên tục nâng cao kiến thức, kỹ năng và luôn nỗ lực để đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường lao động hiện tại.

4. Đừng biến thời gian thất nghiệp thành kỳ nghỉ!

Hãy xem việc tìm việc mới như một công việc toàn thời gian chiếm 40 đến 50 tiếng một tuần. Mỗi buổi sáng, hãy thức dậy và sửa soạn như thể bạn sắp đi làm. Dùng điểm tâm nhẹ, đầy đủ năng lượng rồi bắt đầu công việc. Ăn mặc lịch sự và thể hiện tinh thần vui vẻ không những cải thiện tác phong của bạn, mà còn tạo ấn tượng tốt với những người khác (trong gia đình hay bạn bè bên ngoài). Đừng bao giờ xem mình là người thất nghiệp! Bạn thật sự là một người có việc làm toàn thời gian đang trong thời gian chuyển tiếp tạm thời.

5. Tạo cơ hội cho chính mình

Phần lớn công việc không được đăng tuyển rộng rãi. Chúng đang “ẩn náu” và chờ bạn khám phá. Ngoài việc thường xuyên truy cập các trang web việc làm, hãy nhớ giới thiệu khả năng, kinh nghiệm và bằng cấp qua hồ sơ trên các trang này để bạn có thể thu hút những Nhà tuyển dụng (NTD) đang muốn tìm kiếm ứng viên giống bạn. Bạn cũng có thể đến các hội chợ việc làm và nói chuyện với NTD. Hãy chú ý xây dựng càng nhiều mối quan hệ xã hội càng tốt để gia tăng cơ hội nghề nghiệp của mình. Nếu bạn kết nối được với một NTD tiềm năng, hãy khéo léo đề nghị người đó (bằng điện thoại, email hoặc thư tay) dành cho bạn một cuộc phỏng vấn 10 phút.

(Theo careerbuilder.com)
Không có nhận xét nào
Tags:

25 tháng 4, 2012

Tài liệu nghiệp vụ thu BHXH, BHYT và BHTN

Tài liệu này giúp cho các bạn có cái nhìn khái quát, các bước thực hiện các nghiệp vụ thu BHXH, BHYT và BHTN hiện nay.

Khi tham khảo tài liệu sẽ có nhiều điểm khác với hiện tại, chủ yếu là sự khác biệt về biểu mẫu, do vậy để đảm bảo tính chính xác các bạn nên tham chiếu một số website sau để có thể thực hiện đúng:

- Website BHXH Tp. Hồ Chí Minh : www.bhxhtphcm.gov.vn

- Website BHXH Quận Tân Phú (Mộc mạc về giao diện nên rất dễ tham khảo) : www.baohiemxahoi.net



Các bạn tải file tại đây

Chúc thành công! 

Không có nhận xét nào
Tags:

101 cách làm tiểu luận của sinh viên


Vào thời điểm này, tại hầu hết các trường cao đẳng, đại học, sinh viên đang bước vào kỳ thi cuối kỳ.
Không khí thi cử lan tràn ngay cả trong những câu chuyện mà sinh viên “chém gió” ở quán trà đá, nơi mà ít ưu tiên cho những câu chuyện học hành. Vừa học để thi, vừa bận rộn cho những cuốn tiểu luận mà ngắn nhất cũng phải 15 trang, nhiều sinh viên tính đủ mọi cách để hoàn thành những cuốn tiểu luận “made in…người khác”.
1, Tiểu luận… hỗn hợp
Gọi là hỗn hợp bởi những cuốn tiểu luận này có xu hướng copy rồi paste nhiều hơn cả phần tự làm của sinh viên. Mạng internet vốn đã là người bạn thân của hầu hết sinh viên thì đến mùa thi chức năng và vai trò to lớn của nó càng được sinh viên tận dụng hết công suất.
Chỉ một từ khóa, sinh viên đã nắm trong tay rất nhiều loại tài liệu phục vụ cho đề tài của tiểu luận. Lúc ấy nhiệm vụ của họ chỉ là đọc, chọn ý phù hợp và paste, sắp xếp vào bài làm của mình. Những copy này đều không ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo nên thậm chí những ý kiến đánh giá của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng bị biến thành phát minh ý tưởng của chính sinh viên.
Với những sinh viên copy chuyên nghiệp thì việc copy trên mạng, copy của anh chị khóa trước, copy từ bạn bè cùng lớp là những phương thức hay nhất. Cách này được C (Đại học Lao động - Xã hội) tận dụng triệt để nhất. Cứ đến gần cuối kỳ là C lại cuống lên. Nhưng đó không phải là sự lo lắng làm tiểu luận thế nào cho tốt mà C lo lắng làm sao phát huy tối đa mối quan hệ nhằm xin được số điện thoại rồi xin luôn tiểu luận của những “tiền bối” khóa trước. Và với cách làm ấy, tiểu luận với C không hề là vấn đề nan giải.
Cuối kỳ, điểm tiểu luận của C vẫn cao ngất ngưởng. Không hề giấu diếm, C còn truyền tải bí kíp cho bạn bè. Thấy không mất nhiều công sức nên bạn bè C ai cũng muốn thử cách mới.
Chính những cách làm như của C càng khiến cho không khí copy - paste tiểu luận của sinh viên vào kỳ thi vô cùng “nóng”. Người viết đã từng chứng kiến một số bạn bè của mình làm tiểu luận chỉ vỏn vẹn trong vòng 2 - 3 tiếng đồng hồ mà chẳng cần tốn một chút chất xám nào.
2. Tiểu luận dài là điểm cao
Với hình thức thi qua tiểu luận, số trang bỗng trở thành tiêu chí để phân cấp. Với nhiều sinh viên, cuốn tiểu luận bỗng trở thành “đại luận” với gần trăm trang đánh máy.
A (sinh viên năm 3, Học viện Báo chí Tuyên truyền) được bạn bè trong lớp mệnh danh là “giáo sư” không chỉ bởi tinh thần hăng hái học tập nghiên cứu các môn mà còn bởi khả năng làm “đại luận” của mình. Ngay từ năm nhất, số trang trong tiểu luận của A bao giờ cũng nằm trong hàng top Ten của lớp. Cứ theo thời gian, số trang tiểu luận của A không giảm mà tăng dần đều. Đỉnh điểm là cuốn “tiểu luận” dài hơn 200 trang mà đến khi cầm lên, bạn nào cũng…hoảng.
A làm dài, A được điểm cao, bạn bè trong lớp cũng không phàn nàn nhiều vì biết rằng để có được bài tiểu luận ấy, A đã phải vất vả cả tháng trời cần mẫn ở các thư viện để đọc tài liệu và làm bài.
Bức xúc nhất là những bạn không hề coi trọng chất lượng của tiểu luận vì nghĩ rằng cứ làm dài như thế chẳng lẽ thầy cô lại cho điểm kém?
Thế là cũng có những tiểu luận trăm trang ra đời trong khi nội dung thì chẳng có gì mới mẻ, chỉ là một nồi lẩu thập cẩm với toàn bộ những tài liệu trên mạng. Bi hài hơn là có những tài liệu copy vội, sinh viên còn quên không xóa “vết tích” (ngày giờ ra báo, tên tác giả thực thụ của bài viết…) khi đi in tiểu luận. Và kết quả thế nào thì có lẽ mọi người đều đoán ra được.
3. Tiểu luận thuê
Đến mùa thi, một hình thức nữa nở rộ đó là làm thuê người viết tiểu luận. Không khó để bắt gặp những mẩu rao vặt nhận viết tiểu luận thuê trên khắp các trang web rao vặt, các forum dành cho sinh viên hoặc giới trẻ. Những mẩu thông báo đăng công khai, có chỗ thì in mức giá sàn cụ thể, nhưng cũng có những thông báo thì người đăng chỉ để lại địa chỉ liên lạc (số di động, email) còn về mức giá cụ thể sẽ được bàn khi đề tiểu luận đến tay.
Bỏ ra từ 200k - 400k để có một tiểu luận nộp cho giảng viên đúng thời hạn có lẽ là một cách không tốn công sức nhất đối với một bộ phận không nhỏ sinh viên dư dả về vật chất.
Chất lượng của những bài tiểu luận này ngay cả sinh viên đi thuê cũng không đảm bảo được là do người được thuê tự làm hay cũng copy từ các loại giáo trình cũng như các tài liệu tràn ngập trên internet để rồi cho ra một loại tiểu luận hỗn hợp.
Có thể những điều này không khiến bạn băn khoăn, bởi bạn chỉ cần một tiểu luận, một điểm số đủ đẹp. Nhưng như thế thật bất công với chính những bạn bè của bạn, những người cũng là sinh viên cũng phải làm tiểu luận và ôn thi nhưng cách họ chọn lại hoàn toàn khác khi phải bỏ ra mồ hôi, công sức để có được những tiểu luận chỉ hai ba chục trang nhưng là những kiến thức họ tâm huyết và làm ra bằng chính năng lực của mình. Có thể về điểm số, họ chưa chắc đã cao hơn bạn, nhưng tinh thần và ý thức của họ chắc chắn sẽ còn khiến bạn phải suy nghĩ nhiều.
Nhìn nhận một cách khách quan thì những cách làm tiểu luận trên đây là không thể chấp nhận. Có thể thầy cô không phát hiện ra, bạn cũng sẽ vẫn nhận được điểm cao nhưng bạn nghĩ gì khi cách làm, cách suy nghĩ ấy khiến bạn trở nên thụ động và trì trệ. Việc học là tốt cho mình, làm tiểu luận cũng là một cách để học và để thầy cô đánh giá kết quả một cách công bằng. Thầy cô cũng sẽ rất buồn khi sinh viên mình dạy không trung thực. Và khi ấy điểm số có còn quan trọng?
MTO
Không có nhận xét nào
Tags: