Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất trứng gà thương phẩm
Thông tin:
Trong
nền kinh tế thị trường, một trong những mục đích của quá trình sản xuất kinh
doanh (SXKD) là lợi nhuận tối ưu. Vì vậy, doanh nghiệp (DN) luôn quan tâm đến
hoạch toán chi phí sản xuất (CPSX) và tính giá thành sản phẩm (GTSP). CPSX và
GTSP là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Bên cạnh đó, để có thể đứng vững
trong cạnh tranh, các DN cần quản lí tốt CPSX, hạ GTSP. Thông tin về CPSX và
GTSP do kế toán cung cấp đóng vai trò quan trọng đối với kiểm soát chi phí và
trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh. Trong ngành sản xuất (SX) trứng
gà thương phẩm, các DN SXKD trong lĩnh vực này điều mong muốn hoàn thiện hoạch
toán CPSX và tính giá thành để cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho việc
ra quyết định, lập kế hoạch sản xuất cũng như tìm các biện pháp giảm thiểu chi
phí SXKD, hạ GTSP làm tăng lợi nhuận cho DN. Hiện nay, vấn đề lí luận cơ bản về
kế toán CPSX và tính GTSP trứng gà thương phẩm vẫn chưa được nghiên cứu toàn diện,
có hệ thống. Do đó, để thực hiện việc kế toán đầy đủ, kịp thời kế toán CPSX và
tính giá thành theo các quy định trong ngành này, kế toán cần phải hiểu rõ về đặc
điểm kế toán CPSX và tính GTSP trong các DN SX trứng gà thương phẩm.
Đặc
điểm sản xuất trứng có ảnh hưởng đến kế toán CPSX và tính GTSP trứng thương phẩm.
Thứ nhất: Trứng gà thương phẩm được sản xuất tại các trang trại
chăn nuôi (gà mẹ đẻ trứng tại trại), sau đó trứng được công nhân thu nhặt chuyển
về kho DN, tiếp tục được phân loại và đưa vào tiêu thụ.
Thứ hai: Sản phẩm trứng gà thương phẩm được sử dụng nhiều cho
quá trình SX. Trứng gà thương phẩm có thể được sử dụng làm chi phí đầu vào để
SX gà giống: Trứng gà từ các trang trại chăn nuôi sẽ chuyển lên phòng lạnh(theo
tiêu chuẩn) để bảo quản, được lựa chọn đủ tiêu chuẩn ấp sẽ được chuyển đến nhà
máy ấp để SX gà con một ngày tuổi. ngoài ra, còn để chế biến các món ăn trong
các DN dịch vụ, nhà hàng…Đặc điểm này của SX trứng gà thương phẩm đòi hỏi kế
toán phải vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm thích hợp, xác định đúng kết
quả của quá trình SXKD.
Thứ ba: Đặc điểm tổ chức SX trong các doanh nghiệp SX trứng
gà thương phẩm. Tổ chức SX trong các DN SX trứng gà thương phẩm thường theo
phương thức khoán gọn theo từng trang trại nuôi gà đẻ trứng. Các trang trại có
thể là trang trại của công ty, trang trại hợp đồng.
Đối
với trang trại của DN: Do DN đầu tư xây dựng nhà xưởng, văn phòng, mua sắm tài
sản cố định, đầu tư gà giống (gà mẹ), thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, có kỹ sư
và công nhân trực tiếp nuôi gà, SX trứng tại trang trại.
Đối
với trại hợp đồng: Là thuê trại bên ngoài, chủ trang trại đầu tư đất đai, nhà
xưởng, tài sản cố định, nhân công… Doanh nghiệp nghiệp cung cấp gà giống (gà mẹ),
thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, kỹ sư phụ trách kỹ thuật. Doanh nghiệp căn cứ
vào số lượng trứng thu nhận trong tháng để trả công cho chủ trang trại theo đơn
giá hiện nay là khoảng 550đ/quả.
Thứ 4: Sản phẩm trứng được SX ra có nhiều loại, ngoài các loại trứng tốt còn
có các loại trứng như trứng móp, trứng trắng, trứng vỡ…
Thứ 5: Đối với trứng thương phẩm loại tốt được sử dụng để chế
biến cac món ăn, được chia thành 10 loại dựa vào trọng lượng quả trứng như : Loại
1 – từ 71,0g trở lên, loại 2 – Từ 67,7g đến dưới 71,0g, loại 3 từ 64,3 đến dưới
67,7g… Đặc điểm này đòi hỏi kế toán cần tính giá thành chính xác từng loại trứng
để phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp.
Đặc
điểm kế toán áp dụng trong các DN SX trứng gà thương phẩm.
Các
DN này đang áp dụng chế độ kế toán thống nhất ban hành theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC do Bộ trưởng bộ tài chính ban hành ngày 20/3/2006, thông tư số
244/2009/TT-BTC. Bên cạnh đó, các DN có quy mô nhỏ và vừa áp dụng chế độ kế toán
DNNVV ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 và Thông tư số
138/2011/TT-BTC.
Đối
tượng và phương pháp kế toán CPSX trong các DN SX trứng gà thương phẩm.
Việc
xác định đối tượng kế toán CPSX mà thực chất là xác định giới hạn tập hợp chi
phí trong các DN này phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, nhiệm vụ SX, yêu
cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán… Vì vậy, đối tượng kế toán
chi phí trong các DN SX trứng gà thương phẩm có thể là từng nơi phát sinh chi
phí(từng trang trại nuôi gà đẻ trứng).
Đối
tượng và phương pháp tính giá thành trong các DN SX trứng gà thương phẩm.
Đối
tượng tính GTSP có thể là giá thành của một quả trứng hoặc 100 quả trứng.
Sản
phẩm phụ của ngành này là phân, lông…
Phương
pháp tính giá thành như: Phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số…
Công
thức tính giá thành một quả trứng hay 100 quả trứng (Z) cụ thể như sau:
Thời
điểm và kỳ hạn tính giá thành trong các doanh nghiệp SX trứng gà thương phẩm.
Trứng
gà được sản xuất ra tháng nào thì tính GTSP của tháng đó. Vì thế, những chi phí
chi ra trong tháng này nhưng tháng sau mới cho sản phẩm thì toàn bộ chi phí
trong tháng này được coi là CPSX dở dang cuối kỳ, chuyển kỳ sau:
Nội dung các khoản mục CPSX trong các DN
SX trứng gà thương phẩm
Trong
các DN SX trứng gà thương phẩm CPSX cũng bao gồm ba khoản mục đó là: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CPSX chung.
Nội
dung chi phí trong từng khoản mục như sau:
- Khoản mục “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Khoản mục này gồm chi phí về
thức ăn, gồm các loại thức ăn tinh, thô…(thức ăn chăn nuôi cho gà đẻ trứng-feed
expense…), chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 70%-78% tổng CPSX.
- Khoản mục “chi phí nhân công trực tiếp”
Chi phí nhân công trực tiếp
gồm: Lương chính, lương phụ của công nhân trực tiếp SX và các khoản phụ cấp có
tính chất tiền lương cùng với các khoản trích theo lương. Chi phí nhân công trực
tiếp chiếm khoảng 8.5% tổng CPSX.
- Khoản mục CPSX chung bao gồm các chi phí quản lí và phục vụ SX có tính chất
chung ở các trại chăn nuôi như: Chi phí khấu hao giống gà đẻ trứng, chi phí về
thuốc thú y, chi phí khấu hao chuồng trại, chi phí vận chuyển, chi phí khác…
Chi phí SX chung chiếm tỷ trọng khoảng 14% - 22.5% tổng CPSX.
Đặc điểm kế toán CPSX trong các DN SX trứng gà thương
phẩm áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng
+ TK 154 – “Chi phí SXKD dở
dang”
+ TK 621 – “Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp”
+ TK 622 – “Chi phí nhân
công trực tiếp”
+ TK 627 – “Chi phí SX chung”
Phương pháp hạch toán
Ngành sản xuất trứng gà
thương phẩm là một trong những ngành sản xuất nông nghiệp có quy trình sản xuất
và đối tượng sản xuất rất đa dạng… Kế toán CPSX và tính GTSP có ý nghĩa vô cùng
to lớn không chỉ với các DN ở tầm vi mô mà cả tầm quản lý vĩ mô là nhà nước.
Trên thực tế nhiều giảng viên, học viên ngành kế toán doanh nghiệp và các nhân
viên kế toán chỉ được biết đến nhiều về đặc điểm kế toán CPSX và GTSP trong các
DN SX công nghiệp nói chung. Do vậy bài viết này muốn đề cập chi tiết về đặc điểm
kế toán CPSX và tính GTSP trong doanh nghiệp sản xuất trứng gà thương phẩm.
Th.S Đỗ Đức Tài
Khoa Kế toán – Đại học Lao động Xã Hội
Trích Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số 11/2013 (122)
Đăng nhận xét