Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế Giá trị gia tăng
Thông tin:
Bộ Tài chính vừa ban
hành Thông
tư số 219/2013/TT- BTC hướng dẫn thi hành về thuế giá trị gia
tăng,hướng dẫn về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người
nộp thuế,căn cứ và phương pháp tính thuế, khấu trừ, hoàn thuế và nơi nộp
thuế giá trị giatăng.
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
(GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ
các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư
này.
26 đối tượng
không chịu thuế GTGT
Thông tư quy
định 26 đối tượng không chịu thuế GTGT, gồm: Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả
sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức,
cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao
gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh
dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh
thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu
thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy
đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước
cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước
ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy
định.
Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh,
mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông
nghiệp.
Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ
tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho
người đang thuê.
Chuyển quyền sử dụng đất.
Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm
khác liên quan đến con
người; bảo hiểm vật nuôi,
bảo hiểm cây trồng,
các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng
cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh
doanh chứng khoán như dịch vụ cấp tín dụng; Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường
xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng...
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch,
dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển
người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét
nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.
Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet
phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước
ngoài vào Việt Nam (chiều đến)...
Các trường hợp không phải kê khai, tính
nộp thuế GTGT
Theo Thông tư quy định, gồm: Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi
thường bằng tiền (bao gồm
cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản
thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi
thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải
và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ
sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ, cơ
sở bồi thường phải lập hoá đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán
hàng hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ
chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại,
quảng cáo thì phải kê khai,
nộp thuế theo quy định.
Tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam,
bao gồm các trường hợp: sửa
chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay
thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng
hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn
thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở
ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là
người nộp thuế GTGT bán tài sản...
Thời điểm xác định thuế GTGT
Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền.
Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ
hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo
hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất
không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước
tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền.
Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng
nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực
hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được,
cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu,
bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn
thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Hưởng thuế suất 0%
Theo quy định tại Thông tư, thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu
phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế
GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là hàng hoá, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ
chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho khách
hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước
ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; Hàng hóa bán vào khu phi
thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa
hàng miễn thuế; Hàng hoá bán mà điểm giao, nhận hàng hoá ở ngoài Việt
Nam; Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc
thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; Các trường hợp được
coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật: Hàng hoá gia công chuyển tiếp
theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hoá quốc tế
và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hoá với nước ngoài; Hàng hoá
xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật; Hàng hóa xuất khẩu để bán tại
hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở
nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá
nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.
Cá nhân ở nước ngòai là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc
cung ứng dịch vụ. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân
có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam,
vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người
nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0%
chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường
hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0%
trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần
giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ
lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ là người nộp
thuế tại Việt Nam phải có tài liệu chứng minh dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt
Nam.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
01 năm 2014, thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và Thông tư số
65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính.
Đối với trường hợp từ ngày 1/7/2013, cơ sở kinh
doanh thực hiện khai thuế GTGT theo quý thì đến trước kỳ tính thuế tháng 1/2014
(đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 1/2014 (đối
với trường hợp kê khai theo quý), cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT nếu
trong 3 kỳ tính thuế liên tục có số thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ hết.
Theo
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính
Đăng nhận xét