Nghị định số 209/2013/NĐ-CP 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng
Thông tin:
Ngày 18/12/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng và Luật Thuế sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng về người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế, giá tính thuế, thuế suất, phương pháp tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế và nơi nộp thuế.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014, thay thế các Nghị
định 121/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 123/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Bãi bỏ Khoản 1 Điều 4 Nghị
định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thuế giá trị gia tăng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
--------------------------------
(Chinhphu.vn)
- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo Nghị định,
người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa
chịu thuế giá trị gia tăng.
Tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn
với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá
nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân
mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế
giá trị gia tăng quy định
Đối
tượng không chịu thuế
Đối tượng không
chịu thuế giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại Khoản 9
Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồmcả vận chuyển, xét nghiệm, chiếu,
chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh; dịch vụ duy trì vườn thú, vườn
hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ; vận
chuyển hành khách công cộng quy định tại Khoản 16 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia
tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến
trong nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Sản phẩm xuất
khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác;
hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ một
trăm triệu đồng trở xuống…cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia
tăng.
Thuế suất
thuế giá trị gia tăng
Nghị định cũng
quy định rõ về thuế suất thuế giá trị gia tăng.
Mức thuế suất 0%
áp dụng đối vớihàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài,
bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài, trong khu
phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; phụ
tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho
bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩu tại chỗ và các trường
hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Đối với dịch vụ
xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong
khu phi thuế quan.
Trường hợp cung
cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài
Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt
Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với
phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch
vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá
trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ
thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí
phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.
Nghị định nêu rõ
một số trường hợp áp dụng mức thuế suất 5% được quy định cụ thể như sau: Phân
bón là các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và các loại phân bón
khác; quặng để sản xuất phân bón là các quặng làm nguyên liệu để sản xuất phân
bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc
phòng trừ sâu bệnh khác; các sản phẩm rừng tự nhiên khai thác thuộc nhóm: Song,
mây, tre, nứa, nấm, mộc nhĩ; rễ, lá, hoa, cây làm thuốc, nhựa cây và các loại
lâm sản khác.
Nhà ở xã hội quy
định tại Điểm q Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng và Khoản 3 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng là nhà ở do
Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và
đáp ứng các tiêu chí về nhà ở, về giá bán nhà, về giá cho thuê, về giá cho thuê
mua, về đối tượng, điều kiện được mua, được thuê, được thuê mua nhà ở xã hội
theo quy định của pháp luật về nhà ở cũng được áp dụng mức thuế suất 5%.
Nghị định 209 có hiệu lực thi hành
từ 1/1/2014.
Thu Nga
Tải các văn bản liên quan
Đăng nhận xét