THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm
trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán
______________________
Để áp dụng đúng và thống nhất các qui định của Bộ luật hình sự (sau đây viết tắt là BLHS)
về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng
khoán, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn như sau:
Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS)
1.
Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được
qui định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế, đồng thời thỏa mãn các
dấu hiệu được qui định tại Điều 161 của BLHS.
2.
Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác qui
định tại khoản 3 Điều 161 của BLHS được hiểu là trường hợp tuy số tiền
trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng
người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác
mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc
lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho
người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công
chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong
việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố
cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Điều 2. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS)
1. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:
a)
Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị
gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức,
cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ,
phiếu thu tiền bảo hiểm, …và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng
không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ
ngân hàng;
b)
Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước,
bảng kê nộp thuế, biên lại thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi
trong quản lý thu ngân sách nhà nước.
2. Chủ thể phạm tội này bao gồm:
a) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
c) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
3. Các hành vi qui định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:
a)
In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi
tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện
hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật;
In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;
b) Phát
hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi
lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không
niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;
c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
c.1) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;
c.2) Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
c.3)
Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết
giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức
hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa
dịch vụ;
c.4) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
4. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:
a)
Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi
(chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100
số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
b)
Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung
để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được
coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.
5.
Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100
triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.
Điều 3. Về tội vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước (Điều 164b BLHS)
1. Chủ thể của tội phạm này là:
a) Người mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ;
b) Người có trách nhiệm của tổ chức mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ;
c) Người có trách nhiệm của tổ chức đặt in hoặc nhận in hóa đơn.
2. Hành vi vi phạm qui định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước bao gồm:
a) Lưu trữ, bảo quản hóa đơn không đúng qui định;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không chính xác tình hình sử dụng, thanh toán, quyết toán sử dụng hóa đơn;
c) Làm hư hỏng, mất hóa đơn;
d) Thực hiện hủy hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật;
đ) Xử lý việc mất, cháy, hỏng hóa đơn không theo đúng qui định của pháp luật.
3.
Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà
nước có trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
4. Gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước có trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
Điều 4. Về tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a BLHS)
1. Giải thích từ ngữ:
a)
Chào bán chứng khoán qui định tại Điều 181a của BLHS bao gồm chào bán
chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Chào
bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dưới các
phương thức: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet;
chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư
không xác định;
Chào
bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới
một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và
không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet;
b) Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
c) Lưu ký chứng khoán là việc
nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp
khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán;
d) Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán.
đ) Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.
2. Hành vi qui định tại khoản 1 Điều 181a của BLHS được hiểu như sau:
a)
Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc
người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động
của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký
giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư
chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ
chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ
sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại
hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký,
lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
b) Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là
việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các
thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết,
giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập
và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:
a)
Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng
của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch,
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
b)
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức
bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, những người trực
tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông
tin;
c) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
d) Những người khác có thể là đồng phạm của tội này.
4. Một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt quy định tại Điều 181a của BLHS được hiểu như sau:
a)
Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho
nhà đầu tư với số tiền từ 01 tỷ đồng đến dưới 03 tỷ đồng;
b)
Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp
gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư từ 03 tỷ đồng trở lên.
Ngoài
việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể
gây ra các hậu quả phi vật chất như: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thị trường chứng khoán; làm mất
niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán; làm ảnh hưởng đến
sự công bằng, tính minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng
khoán.
Trong
các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức
độ hậu quả do tội phạm gây ra thuộc loại nào: nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
c)
Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có giá trị từ 500 triệu
đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.
Điều 5. Về tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b BLHS)
1. Giải thích từ ngữ:
a) Thông tin nội bộ qui
định tại Điều 181b của BLHS là những thông tin liên quan đến tình hình
hoạt động của Công ty đại chúng hoặc Quỹ đại chúng chưa được công bố mà
nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của Công ty
đại chúng hoặc Quỹ đại chúng đó.
b) Công ty đại chúng là
công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau: công ty đã thực hiện
chào bán cổ phiếu ra công chúng; công ty có cổ phiếu được niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; công ty
có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu
tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng
Việt Nam trở lên.
c) Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng.
2. Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán bao gồm:
a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình;
b) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho người khác;
c) Tiết lộ thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:
a)
Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Kế toán
trưởng của công ty đại chúng; thành viên Ban đại diện Quỹ đại chúng;
b) Cổ đông lớn của Công ty đại chúng, Quỹ đại chúng;
c) Người kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đại chúng, Quỹ đại chúng;
d) Người hành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
e)
Người của tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh, cung cấp
dịch vụ với Công ty đại chúng, Quỹ đại chúng và cá nhân làm việc trong
tổ chức đó;
g)
Cá nhân trực tiếp hoặc gián tiếp có được thông tin nội bộ từ những đối
tượng được hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ và e của khoản này.
4. Một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt quy định tại Điều 181b của BLHS được hiểu như sau:
a)
Thu lợi bất chính lớn là thu được một khoản lợi có trị giá từ 500
triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng từ việc thực hiện hành vi phạm tội
nêu trên;
b)
Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn là thu được một khoản lợi
có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội
nêu trên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 01 tỷ đồng trở lên;
Ngoài
việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể
gây ra các hậu quả phi vật chất như: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thị trường chứng khoán; làm mất
niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán; làm ảnh hưởng đến
sự công bằng, tính minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng
khoán.
Trong
các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức
độ hậu quả do tội phạm gây ra thuộc loại nào: nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 6. Về tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c BLHS)
1.
Gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 Điều 181c của BLHS là
trường hợp gây thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 01 tỷ
đồng đến dưới 03 tỷ đồng;
2. Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại điểm c khoản 2 Điều 181c của BLHS là trường hợp gây thiệt hại
về vật chất cho nhà đầu tư với số tiền từ 03 tỷ đồng trở lên.
Ngoài
việc gây hậu quả là thiệt hại về vật chất, hành vi phạm tội còn có thể
gây ra các hậu quả phi vật chất như: gây ảnh hưởng đến việc thực hiện
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thị trường chứng khoán; làm mất
niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán; làm ảnh hưởng đến
sự công bằng, tính minh bạch, công khai và an toàn của thị trường chứng
khoán.
Trong
các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức
độ hậu quả do tội phạm gây ra thuộc loại nào: nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
3.
Thu lợi bất chính lớn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 181c của BLHS
là trường hợp thu được một khoản lợi có trị giá từ 500 triệu đồng
trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2013.
2.
Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số
21/2004/TTLT-BCA-TANDTC-VKSTC-BTP ngày 23/11/2004 của Bộ Công an, Tòa
án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng
dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi mua, bán, sử dụng
trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.
3.
Các hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự so với hướng dẫn trước đây thì được áp dụng khi điều tra, truy
tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư này
có hiệu lực.
4.
Trường hợp người phạm tội đã bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp
luật thì không áp dụng các hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này để
kháng nghị theo thủ tục giám độc thẩm, tái thẩm trừ trường hợp có các
căn cứ kháng nghị khác.
5.
Đối với các trường hợp đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử sơ
thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà được áp
dụng các hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này để tuyên bố miến trách
nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án cần giải thích cho bị can, bị cáo biết trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự theo hướng dẫn của Thông tư này không phải là cơ sở của
việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra.
6.
Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có gì vướng mắc
hoặc cần phải hướng dẫn, giải thích bổ sung thì đề nghị các cơ quan hữu
quan phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính để có giải thích, hướng dẫn
kịp thời./.
Đăng nhận xét