Tham gia giao thông kiểu người Lào
Thông tin:Đi dọc thủ đô Viêng Chăn nhiều giờ có thể thấy một lưu lượng xe ô tô dày
đặc, nhưng không một tiếng còi, không một va chạm. Người Lào tham gia
giao thông có ý thức, có văn hóa, đó là thói quen.
Ở Lào, hàng năm rất ít xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người. Có lẽ, cái mà mỗi người dân Việt khi đặt chân lên đất Lào có thể tự đặt cầu hỏi là vì sao người Lào lại có được một cái văn minh trong việc tham gia giao thông tốt đến như vậy? Về thể trạng người Lào không cao bằng người của một số quốc gia trong khu vực, nhưng về câu chuyện người Lào mỗi khi điều khiển phương tiện để tham gia giao thông có lẽ một phần bộ phận trong chúng ta phải học tập. Luật pháp ở mỗi quốc gia có phần khác biệt, nếu chiếu theo pháp luật Việt Nam thì người Lào đã phạm luật khi tham gia giao thông. Nhưng, điều đáng nói ở đây là ý thức, là văn hóa tham gia giao thông của người Lào đáng ca ngợi.
Ảnh minh họa (Nguồn : Internet)
Rất ít ai hiểu được
rằng, một đất nước có nền kinh tế thấp so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á nhưng người dân Lào có một điều đặc biệt so với các nước khi
tham gia giao thông mà có những nước khác cần phải học tập, cần nhìn đó
mà giáo dục thế hệ học sinh và đôi khi cũng phải tự ngẫm với chính mình.
Qua cửa khẩu Quốc tế Cầu treo, vượt gần 500 km, chúng tôi đến được Thủ
đô Viêng Chăn, đất nước Lào. Điều khác biệt ở nơi đây trên quãng đường
dài là không có một CSGT bắn tốc độ xe ô tô chạy quá tốc độ tối đa cho
phép, người dân tham gia giao thông dọc trên quốc lộ không có một tiếng
còi, họ nhường đường, xi nhan ra hiệu để xin vượt ở những đoạn đường mà
họ cảm thấy an toàn cho chính mình và cho người khác đang tham gia giao
thông. Theo một người dân bản địa, nếu ai đó cố ý hay vô tình bấm còi
thì chắc là có tình huống hết sức nguy hiểm buộc họ phải dùng còi và đôi
khi tiếng còi cũng khiến họ thấy xấu hổ. Khi tham gia giao thông ở Thủ
đô Viêng Chăn, người điều khiển phương tiện dùng còi sẽ bị CSGT phạt tới
50.000 Kíp, tương đường gần 200.000 đồng tiền Việt Nam, một mức phạt
bình thường so với cánh tài xế Việt Nam, nhưng với họ đó là sự xấu hổ
đôi khi trở nên lạc lõng.
.
.
Điểm khác biệt ở một đất nước đang trong quá trình nâng cao dân trí, đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng như nước Lào, nhưng bất kỳ người dân nào khi
điều khiển phương tiện tới các điểm giao nhau họ đều đứng lại quan sát
bên phải, bên trái, đợi tới lúc nào đó các phương tiện khác nhường đường
thì họ mới đi. Không chèn ép, lạng lách, đánh võng, đó là một trong
những điều khác biệt mà người dân Lào và du khách an tâm khi tham gia
giao thông. Cá biệt cũng có những trường hợp tuổi “teen”, đầu nhuộm đỏ
au vẫn thấy xuất hiện trên các trục đường, những “quái xế” này đa phần
có nguồn gốc xuất thân từ người Việt đi làm thuê tại Lào, họ trở nên lạc
lõng với cái lắc đầu chứ không có chuyện người dân vỗ tay, reo hò như
những “cơn bão đêm” ở các thành phố lớn trên đất Việt vẫn thường hay có.
.
.
Rong ruổi khắp Thủ đô Viêng Chăn nhiều ngày liền để cố ghi lại một hình
ảnh ùn tắc giao thông đã rất khó chứ chưa nói việc ghi lại một vụ tai
nạn lại càng khó hơn. Người Lào có thói quen, nếu chẳng may va phạm giao
thông, họ sẽ tự ý thức được cái sai, rồi chỉ trong chốc lát, phương
tiện va chạm được đưa vào lề đường, sau đó hai bên mới gọi CA đến để xử
lý, nếu như họ thương lượng không xong. Người dân Lào cho rằng, cái mà
họ cần giải quyết ở đây là tránh ùn tắc giao thông và người tham gia
giao thông gây tai nạn cũng rất lấy làm hổ thẹn và cũng không có những
người dân hiếu kỳ nào tập trung để tìm hiểu nguyên nhân gây nên cảnh ùn
tắc. Học sinh Lào được phép tham gia giao thông bằng các loại xe gắn
máy. Điều mà các bậc phụ huynh làm được là con cái họ đã ý thức được
việc tham gia giao thông, dù không cần đội mũ, không cần còi, nhưng họ
biết nhường đường, rẽ ở những nơi cần rẽ, dừng ở những điểm cần dừng,
không chen lấn, phóng nhanh, vượt ẩu.
.
.
Một clip về giao thông trong giờ cao điểm tại Vientiane (Nguồn : Youtube)
Ở Lào, hàng năm rất ít xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người. Có lẽ, cái mà mỗi người dân Việt khi đặt chân lên đất Lào có thể tự đặt cầu hỏi là vì sao người Lào lại có được một cái văn minh trong việc tham gia giao thông tốt đến như vậy? Về thể trạng người Lào không cao bằng người của một số quốc gia trong khu vực, nhưng về câu chuyện người Lào mỗi khi điều khiển phương tiện để tham gia giao thông có lẽ một phần bộ phận trong chúng ta phải học tập. Luật pháp ở mỗi quốc gia có phần khác biệt, nếu chiếu theo pháp luật Việt Nam thì người Lào đã phạm luật khi tham gia giao thông. Nhưng, điều đáng nói ở đây là ý thức, là văn hóa tham gia giao thông của người Lào đáng ca ngợi.

Gượng cười và cảm phục người dân Lào đi nào anh em bạn trẻ Việt Nam!
Trả lờiXóaĐừng nhìn ra Châu Âu hoa lệ, Mỹ cao sang, Sing chuẩn mực mà hãy nhìn người anh em như ruột thịt bên cạnh mà học hỏi.
Hãy tự biết xấu hổ mà phấn đấu.