Nghịch lý
Thông tin:
Người
xưa nói: Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu nói này triết lý ra có muôn điều để mà bàn cãi. Tuy nhiên trong góc
độ của ngôn ngữ giao tiếp thì đa số các tình huống, sự vận dụng tục ngữ
này khá khả quan và đều mang hiệu ứng tích cực.
Xét ở góc độ
đánh giá, đôi khi có những chuyện không thể vận dụng được do vấn đề đã ở
một phạm vi "tiền chiến", mà việc sử dụng này mô hình chung như cá nhân
đang tự hạ thấp mình và đối phương thì thừa cơ tự đắc. Vậy có nên chăng
sẽ ko là phù hợp khi mang ra giữa dòng xoay
trắng-đen-xanh-tím-hồng-vàng...? Thế giới muôn sắc màu, xã hội luôn vận
động và đúng ra thì không phải lúc nào sự kỳ vọng và vận dụng cũng tốt
cả.
Xét ở góc độ hiện thực và Ngẫm, khi bạn thần tượng và mến
mộ một ai đó về: tài năng, trí tuệ, khôn khéo, xinh đẹp...v.v và vân
vân. Bạn sẽ nhìn nhận ở sự cảm phục thật nhiều, nhưng rồi bạn cũng sẽ vỡ
mộng khi vô tình bắt gặp những tình huống mà người đó sử xự với người
khác, hay cũng chí ít ra hơn 1 lần là với bạn.
Bạn sẽ bắt đầu
từ sự khó hiểu, sau đó thì chắt chiu từng "thước phim đời" nhìn thấy,
sâu hơn nữa bạn đang tò mò để tìm sự trả lời cho cái khó hiểu của mình,
sinh ra đánh giá, nhìn nhận và đúc kết. Rồi bạn vận dụng những cái mục
tiêu mà họ đang theo đuổi, chẳng hạn như nghề nghiệp, tiêu chí mà miệng
họ luôn thốt ra như "kim chỉ nam" chẳng hạn. Chắc chắn sẽ hơn 1 lần bạn
lắc đầu vì thất vọng.
Hôm qua bạn có 1 giao dịch nhỏ với một ng
như trên đã nói. Bạn đã sững sờ khi trong cuộc, nhưng với người ngoài
cuộc thì họ tự bảo: chuyện đó ko còn xa lạ trong cái xã hội này. Bạn vẫn
biết, vẫn dõi theo sự vận động đó, nhưng chắc chắn bạn đang bất mãn
không phải cho chính bạn.
Hôm nay, chuyện đó lại như một thói
quen, dường như là sẽ "always" xuất hiện ở thì tương lai. Bạn sẽ mỉm
cười theo một cách của riêng bạn, hình như tôi thấy nụ cười mang nét hội
họa châm biếm nhiều hơn, thay vì lần trước bạn đã tức tưởi và cáu gắt.
Bạn từng là một sinh viên, bạn từng có một giáo viên hướng dẫn cho đề
tài tốt nghiệp của mình. Bạn đã cố gắng hoàn thiện công việc và yêu cầu
của giáo viên, nhưng bỗng một hôm bạn và những người bạn của bạn theo
lịch hẹn sẽ gặp giáo viên...và kết quả là mọi phương tiện kết nối đều
ngoài vùng phủ sóng. Chờ và đợi là yếu tố tất yếu của người đang "cần",
đôi khi cũng là "nhu cầu" cho cái sự cần hiểu. Rồi bạn cũng liên lạc
được, và bạn thất vọng khi giáo viên đỉnh đạc "khéo nói" ngôn từ "đẹp"
cùng bạn. Tuổi trẻ bốc đồng, ngây thơ, trong sáng đến dễ ngã...và tất
yếu bạn sẽ phát ngôn một câu để thấy nhẹ lòng, đại loại như: đi giáo dục
người mà vô giáo dục...
Bạn sẽ được gì? Tất nhiên là bạn đang
nóng, bạn sẽ tự làm khổ mình với khuôn mặt méo mó, kém sắc và bất bình.
Rồi có lẽ nếu bạn không kìm chế, bạn sẽ lại là người rất "khéo nói"
trong vấn đề giao tiếp.
Ai trong chúng ta cũng nhiều hơn một
lần gặp những tình huồng tương tự và nhiều nhiều hơn nữa. Mỗi người một
hướng xử lý, mỗi người một cách giải quyết nhưng cố gắng, cố gắng để
mình cười theo nét vẽ hội họa của cảm xúc chứ đừng để mình nhăn nhé bạn.
Dễ xấu, dễ khó ưa trong mắt người khác.
Câu nói vốn dĩ rất dễ
để phát âm với những người bình thường, nhưng lại là niềm mơ ước của rất
nhiều người khuyết tật khác đấy. Tôi thì luôn nghĩ, luôn tượng trưng
đặc tính và ý thức con người nằm ở con đường mà họ đang đi, chứ không
phải ở học thức. Nhưng với những người có học thức thì cái yêu cầu cao
về ngôn ngữ nói sẽ là sự đòi hỏi của cả một xã hội. Hãy cố gắng hoàn
thiện mình để khi ai đó chớp mắt không xem vàng là "ván thôi", một cái
quay lưng thì xem như là "cỏ rác". Và chắc chắn rằng sẽ không bao giờ
nhận được sự thật lòng ở người đối diện.
(Ảnh minh họa - Nguồn : Internet)
Lời nói là vậy đó, lời nói không hẳn chỉ để làm vừa lòng nhau, lời nói còn là một thông điệp sống về chính con người, ý thức, giáo dục và văn hóa của ai đó. Tất nhiên, khi bạn không tốt thì bạn sẽ không có được một lời nói hay và dù bạn nói hay nhưng chưa chắc bạn là người tốt. Nhưng sống đẹp với tôi là hãy nhìn lại chính mình để hoàn thiện, với người giáo viên thì ngoài hoàn thiện mình còn hoàn thiện nét cao quý của nghề, người bác sĩ hoàn thiện cái tâm của y đức, người bộ đội, cảnh sát, công an...hoàn thiện cái tình với quân dân,,,nghề báo lương tâm nghề nghiệp đi kèm....
Nguyễn Thanh Yên
(Trích từ Facebook)

Đăng nhận xét